• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Melbourne: Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/04/2020

Lời mở đầu của ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Tri Đền Thờ Quốc Tổ) vì: "Buổi lễ tưởng niệm Ngày 30 Tháng Tư của CĐNVTD Úc Châu cũng như CĐNVTD/VIC phải làm trong bối cảnh cách ly" cho nên số người được mời tham dự chỉ là những người có phận sự trong buổi lễ. Tuy nhiên buổi lễ được trực tiếp quay lên Inernet (livestream) để cho đồng bào ở nhà có thể theo dõi liền.

Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt là phút mặc niệm "... để tưởng nhớ và tri ân các chiến sĩ VNCH và đồng minh đã hy sinh để bảo vệ cho sự tự do của Miền Nam Việt Nam. Phút mặc niệm để tưởng nhớ các vị tướng lãnh quân dân cán chính VNCH đã anh dũng chọn cái chết chứ không để bị rơi vào tay CSVN trước, trong và sau ngày 30 tháng Tư định mệnh. Phút mặc niệm để tưởng nhớ hàng vạn quân dân cán chính VNCH đã chết vì đói rét, tra tấn, bệnh tật, kiệt sức hay bị xử tử trong các trại tù tập trung khổ sai của CSVN sau ngày 30 tháng Tư 1975. Phút mặc niệm để tưởng nhớ hàng vạn người thân của gia đình quân cán chính VNCH đã chết vì bệnh tật, vì đói rét, vì bị đạp phải bom mìn, ..., khi bị đẩy vào các khu tập trung lao động khổ sai và khai hoang với một mỹ từ "vùng kinh tế mới" của CSVN sau ngày 30 tháng Tư 1975. Phút mặc niệm để tưởng nhớ hàng trăm ngàn đồng bào kém may mắn đã vùi thây trong rừng sâu núi thẵm, bỏ mình dưới lòng biển cả mênh mông, bị hải tặc hãm hiếp, bắt đi biệt tích và bị sát hại hay gởi thân xác của họ tại các trại tỵ nạn trong vùng Đồng Nam Á, ..."

Theo lời trình bày của ông Nguyễn Thế Phong, ý nghĩa của buổi lễ là "chúng ta cùng ôn lại những gì đã và đang xảy ra trên đất nước và đồng bào Việt Nam của chúng ta sau 45 năm kể từ ngày 30 tháng Tư 1975 định mệnh".

Ông Phong ngỏ lời mời gọi đồng bào "hãy cùng nhau lắng đọng đốt nén hương lòng để tưởng nhớ toàn thể các chiến sĩ và dân quân cán chính của QLVNCH đã hy sinh, đặc biệt những người đã tuẫn tiết không đầu hàng giặc vào những giờ phút lâm chung của tự do, dân chủ và độc lập của Miền Nam Việt Nam."

Ông Phong nhấn mạnh: "Đêm nay chúng ta cũng nhìn lại và tự vấn xem mình đã và sẽ làm được gì để đóng góp phần mình cho hiện tình nguy ngập và thê lương của đất nước hầu không hỗ thẹn với các bậc tiền nhân và trả ơn cho những người đã nằm xuống hy sinh tương lai của họ cho ngày hôm nay của chúng ta."

Và ông Phong đưa ra những câu hỏi: "[Sau] 45 năm không chiến tranh tại sao chúng ta mất ải Nam Quan, chúng ta mất thác Bản Giốc, chúng ta mất Tây Nguyên, chúng ta mất Trường Sa, Hoàng Sa, chúng ta mất nhân phẫm, chúng ta mất nhân quyền, chúng ta mất chủ quyền và chúng ta đang có cơ nguy mất nước và mất nước là mất tất cả. Việc này do ai? Việc gì đã xảy ra và tại sao? Câu trả lời thật đơn giản và đau lòng - đó là chỉ vì đất nước, đồng bào và dân tộc chúng ta đã bất hạnh bị tập đoàn CSVN phản quốc, độc tài, dối trá, lường gạt và đớn hèn cai trị."

Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Úc Châu & VIC) nói rằng: "..., Mọi năm đồng bào, ..., tề tựu về đây để bày tỏ tấm lòng đối với những người đã hy sinh cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Năm nay nằm trong hoàn cảnh đồng bào không thể đến dự buổi lễ tưởng niệm nhưng Cộng Động cũng cố gắng để đến với đồng bào dầu mọi người đang ở tại nhà."

Tiếp theo ông Bon lên án sự đàn áp dã man và việc ngang nhiên cướp mất tài sản và sát hại quân dân cán chính của Miền Nam Việt Nam. Ông Bon đã giận dữ nêu lên những sự kiện hiển nhiên: "Sau 45 năm đất nước Việt Nam hầu như hoàn toàn nằm trong sự khống chế của TC, ... Trước năm 1975 khi Miền Nam Việt Nam đang còn trong thời chiến chưa có một ai đi xin tỵ nạn ở một quốc gia nào cả."

Sau cùng ông Bon mạnh mẽ khẳng định: "... Mặc dầu sống trên xứ sở tự do nhưng chúng tôi chưa bao giờ quên trách nhiệm thiêng liêng đối với tổ quốc và dân tộc Việt Nam, ..., đó là tinh thần của người VNCH, ..., QLVNCH không còn trong 45 năm qua nhưng tinh thần VNCH vẫn còn đó."

Cô Nguyễn Phượng Vỹ (Chủ Tịch Uỷ Ban Đa Văn Hóa Sự Vụ Victoria) nói trong nước mắt: "Lễ tưởng niệm 30 tháng Tư, ngày Miền Nam Việt Nam rơi vào tay CSVN cũng là ngày đánh dấu một trang sử kinh hoàng trong lịch sử cận đại của dân tộc Việt Nam. ...[Ngày] hôm nay mang lại rất nhiều những cảm xúc, trở về với những kinh nghiệm đau thương, những xót xa và đau đớn cho quê hương Việt Nam. Ngày này 45 năm trước, các tướng lãnh, hàng ngàn dân quân cán chính thà hy sinh [chứ] không khuất phục, không chấp nhận chế độ CS, ... Hàng ngàn dân quân cán chính đã bỏ mình nơi các trại giam sau ngày mà thế giới và Bắc Việt gọi là "Thống Nhất Đất Nước", ... Thế giới chứng kiến hàng ngàn người dân Miền Nam Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do và an toàn khắp nơi trên thế giới."

Và bằng một giọng nói đầy cảm xúc, cô Phượng Vỹ bày tỏ: "Hôm nay, 45 năm sau, mỗi người Việt tỵ nạn và thế hệ mai sau xin tri ân Quân Lực VNCH và đồng minh đã hy sinh cho cuộc chiến bảo vệ độc lập, tự do và an toàn cho người dân Miền Nam Việt Nam. Đêm nay, ngày 30 tháng Tư, ..., cộng đồng người Việt tại Victoria không cô đơn, không lạnh lẻo vì sự ấm áp của ngọn nến tinh thần yêu quê hương mà tất cả chúng ta đều thắp lên để nhớ đến những quân nhân QLVNCH đã hy sinh để bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam. Ngọn nến này sẽ không bao giờ tắt và sẽ được giữ mãi trong mỗi người Việt, các thế hệ mai sau để cùng nhau tranh đấu cho tự do, dân chủ thật sự tại Việt Nam, ... Mỗi chúng ta vẫn không cô đơn vì chúng ta vẫn còn có nhau."

Ông Nguyễn Định (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC) bày tỏ cảm nghĩ: "66 năm trước đây chúng ta đã có một lần đau buồn - đó là ngày đất nước chia đôi. 20 năm sau lại một lần đau buồn, nghẹn ngào và uất hận - đó là ngày 30 tháng Tư 1975."

Sở dĩ có nỗi "đau buồn uất hận" ấy là vì sau ngày 30 tháng Tư Miền Nam Việt Nam đã mất đi một chính thể nhân bản, một nền văn hóa dựa trên "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín", vì lãnh hải bị hẹp lại và lãnh thổ thì ngắn đi, vì quyền tự quyết dân tộc không nằm trong tay người dân mà nằm trong tay đảng.

Ông Định nêu lên một sự kịên cay đắng: "Ngay cả dưới thời phong kiến và chế độ thực dân Pháp không có việc tịch thu đất đai của người dân, chỉ có chế độ duy nhất mà đất và nhà của người dân bị tịch thu đó là chế độ CSVN."

Nói về buổi lễ ông Nguyễn Định cho rằng: "Lễ tưởng niệm thật đơn giản, ..., đơn giản và long trọng chỉ là một sự khác biệt về hình thức chứ không có sự khác biệt về tinh thần bởi vì trong lòng của người Việt quốc gia từ quốc nội cho đến hải ngoại đều ngậm ngùi, đều buồn đau cho dân tộc Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư."

Để dứt lời ông Nguyễn Định đã nghẹn ngào đọc hai câu thơ:

"Nhắm mắt lại để thôi đừng khóc nửa
Nhưng bờ môi vẫn mằn mặn làm sao!"

Tiếp theo, ông Nguyễn Định bước lên đặt vòng hoa tưởng niệm trước bàn thờ anh linh tử sĩ. Kế tiếp, nghi lễ tưởng niệm, với người chủ tế - ông Nguyễn văn Bon và phụ tế - bà Phạm Minh Tâm, được cử hành trong một bầu không khi trang nghiêm, u buồn. Nỗi u buồn chùng sâu qua những văn từ của bài văn tế "Anh hùng tuẫn tiết và đồng bào hy sinh vì tự do" và bài điếu văn của tập thể chiến sĩ QLVNCH do ông Nguyễn Thế Phong xướng đọc.

Trong lúc ông Bon và bà Minh Tâm tiếp tục hành lễ, để cùng thắp một nén hương lòng tưởng niệm biến cố đau thương 30 tháng Tư và vinh danh những người đã hy sinh, ông Nguyễn Long và cô Thiên Thư xướng danh một số các vị anh hùng tử sĩ đã tuẫn tiết trước, trong và sau ngày 30 tháng Tư, "để lại cho hậu duệ khí phách oai hùng của những người lính QLVNCH".

Ông Nguyễn Long và cô Thiên Thư cũng như tất cả mọi người tham dự buổi lễ đã không cầm được nỗi xúc động khi đọc/nghe tên các vị tử sĩ đã tự sát cùng gia đình 5, 7, 9 người, thà chết chứ không chấp nhận sống dưới chế độ CSVN.

Sau cùng là phần đặt nến dưới chân bệ đài Tổ Quốc Ghi Ơn.

Chấm dứt buổi lễ, ông Nguyễn văn Bon đã có lời chúc mọi người được nhiều sức khoẻ để vượt qua cơn đại dịch cúm tàu.

Melbourne
30/04/2020

Một số hình ảnh của buổi lễ - https://photos.app.goo.gl/AweDZ51yVfhjUAb7A

Hình ảnh của cô Phúc An – https://photos.app.goo.gl/kxNk23oknuM8Bn1R9

 



















 

 

Video buổi lễ tưởng niệm (Hướng Dương)

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
907432

Số độc giả đang đọc

We have 160 guests and no members online