• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Xa Đoàn tiếp vận cuối cùng cho tiểu khu Phước Long (cuối tháng 12/1974)

Diễn Đàn Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa


Bối Cảnh

Sau gần 5 năm thương thuyết, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris để giải quyết về cuộc chiến tranh Việt Nam ra đời với chữ ký của William Rogers, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ; Nguyễn Duy Trinh , Ngoại Trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; Nguyễn thị Bình, Ngoại Trưởng Chính Phủ LâmThời Cộng hòa Miền và Trần văn Lắm,Tổng Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa.

Sau đó, ngày 29-3-1973, Bộ Tư Lệnh MAC-V, Quân Đội Hoa Kỳ trong phi trường Tân Sơn Nhứt làm lễ cuốn cờ với sự hiện diện của ông Ellsworth Bunker, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa và Đai tướng Frederick Carlton Weyand, Tự Lệnh Quân Lực Mỹ tại VN. Buổi chiều cùng ngày người lính cuối cùng của Quân Đội Mỹ đã rời Việt Nam về nước; chấm dứt sự tham chiến để bảo vệ tư do cho Miền Nam.

Trong bản Hiệp Định Paris, quân đội ngoại nhập như Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan và Phi Luật Tân rút về quốc gia của họ nhưng 100.000 quân cộng Sàn Bắc Việt vẫn còn ở lại Miền Nam Việt Nam, làm như Quân Đội Miền Bác không phải là quân đội ngoại nhập, mặc dù Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia được quốc tế công nhận.

Hiệp Định Paris có bốn Ngoại Trưởng các bên liên quan đén cuộc chiến tranh Việt Nam ký kết và 12 quốc gia khác bảo đảm Hiệp Định được thi hành đúng đắn; tuy nhiên, cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ coi như một mảnh giấy lộn vì chúng biết chắc rằng nước Mỹ đã quay mặt với Việt Nam Cộng Hòa.

Chỉ vài ngày sau khi Hiệp Định Paris ký kết, Cộng Quân tấn công các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), giành dân, lấn đất khiến Quân Lực VNCH phải chiến đấu chống trả. Quân Cộng Sản Bắc Việt Cộng tiếp tục gởi thêm vũ khí và quân dụng qua đường mòn Hồ chí Minh công khai mà không còn sợ bị phi cơ Mỹ oanh tạc.

Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho VNCH, đương nhiên Quân Lực VNCH (Q.L.VNCH) thiếu hụt quân dụng, đạn dược và tiếp liệu; trong khi đó về mặt chính trị, các phong trào chống tham nhũng nổi lên làm xáo trộn hậu phương.

Lợi dụng tình hình rối ren đó, quân đội CS đã huy động 2 sư đoàn, bao vây tấn công Tỉnh ,Tiểu Khu Phước Long.

XA ĐOÀN TIẾP VẬN CUỐI CÙNG CHO TIỂU KHU PHƯỚC LONG

Vào hạ tuần tháng12 năm 1974, CSBV tấn công và vây hãm Tỉnh Phước Long . Từ Văn Phòng Chỉ Huy Trưởng BCH5 TV, một công điện đóng dấu MẬT đến Phòng Kế Hoạch -Thống Kê. Trưởng Phòng, Trung Tá Nguyễn Đình An phê (paraphé) cho Trung Úy Hùng.

Đọc công điện của Bộ TTM/TCTV, tôi bần thần lo lắng. Công điện cho biết Tỉnh và Tiểu Khu Phước Long bị VC tấn công, bao vây tứ phía. BCH3TV không tiếp tế được bằng đường bộ được; Không Quân cũng không tiếp tế bằng dù được vì hỏa lực phòng không của địch rất mạnh. BCH5TV có thể tiếp vận cho Tiểu Khu Phước Long được không?

Tôi biết rất rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của ngành tiếp vận, nói rõ hơn là nhiệm vụ của BCH5TV: yểm trợ tiếp vận cho tất cả các binh đoàn đồn trú trong lãnh thổ Vùng 5 Tiếp Vận gồm 7 Tiểu Khu và 1 Đặc Khu; Ngoài 2 Sư Đoàn 22 và 23 Bộ Binh thường trực là các đơn vị của các binh chủng khác tham dự các chiến dịch, các cuộc hành quân trong vùng trách nhiệm và thi hành lệnh của Bộ TTM/TCTV khi cần. Bây giờ quân Bạn bị bao vây, cần tiếp vận. BCH3TV và Không Quân không tiếp tế được, chỉ còn BCH5TV. Tôi suy nghĩ, nếu địch bao vây Phước Long thì xa đoàn tiếp vận có vô được Phước Long không? Đi lộ trình nào? Trên đường đi, xa đoàn có bị VC phục kích, tấn công không?

Tổ chức xa đoàn tiếp vận cho một đơn vị thuộc trách nhiệm của Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận bạn là một điều hiếm có hoặc chưa hề có trong lịch sử ngành tiếp vận trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Mỗi một tỉnh, thị thường chỉ có một Q. L. để đến, chẳng hạn như Q.L. 11: Đà Lạt - Phan Rang, Ninh Thuận; Q.L. 20: Sài Gòn- Blao, Lâm Đồng; Q.L. 21: Nha Trang, Khánh Hòa-Ban Mê Thuột, Darlac v.v...Đường đến Tỉnh, Tiểu Khu Phước Long đã bị địch khóa chặt, chỉ còn một con đường từ Tỉnh và Tiếu Khu Quảng Đức xuống.

Trong thời gian hiện nay, xa đoàn tiếp vận khởi hành tại Cam Ranh đi qua tiểu Khu Khánh Hòa, Quốc Lộ 1; đi Tiểu Khu Darlak, Quốc Lộ 21, tiếp tục đi Tiểu Khu Quảng Đức, Quốc Lộ 14, bình yên vì lực lượng diện địa của mỗi tiểu khu vẫn giữ an ninh trong lãnh thổ của tiểu khu; trên không có Cessna bao vùng yểm trợ.

Lần này, một trở ngại duy nhứt là khi xa đoàn ra khỏi lãnh thổ của tiểu Khu Quảng Đức đi trên Q.L. 14, vô lãnh thổ của Tiểu Khu Phước Long thì lực lượng nào giữ an ninh lộ trình cho xa đoàn khi mà địch đã khóa chặt cửa ngõ ra vô.

Từ Quảng Đức đi Phước Long, chỉ có quốc Lộ 14 hoang vu. Q.L 14 chạy dọc từ Kontum, Pleiku xuống Darlac và Quảng Đức rồi xuống tới Phước Long. VC có hoạt động trong vùng không? Đoàn xe tiếp vận của BCH5TV vẫn đến cácTiểu Khu Darlac và Quảng Đức bình thường, không xảy ra vấn đề gì về xe cộ, tai nạn hoặc giả bị VC phục kích, tấn công. Tuy nhiên, từ Thị Xã Gia Nghĩa, Quảng Đức đi xuống tỉnh, tiểu Khu Phước Long là một vấn đề, nhứt vào lúc này khi mà VC đang vây hãm chặt chẽ. Thực tế cho thấy, chỉ một mũi công tác của VC gồm một khẩu súng B.40 và hai khẩu AK. 47 là đủ gây nguy hiểm cho xa đoàn

Tôi nghĩ, tiếp tế cho quân Bạn như cứu hỏa nhưng xa đoàn tiếp vận có thể gặp hiểm nguy. Mỗi xa đoàn tiếp vận có hàng 5,7 chục chiếc xe; mỗi xe có một tài xế quân nhân lái. Bất giác, tôi nhớ lời nhắn nhủ của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức; có một đoạn của bài diễn văn đọc trong buổi Lễ Mãn Khóa 4/69 SVSQ Thủ Đức: “Các anh có trách nhiệm rất lớn với 36 gia đình thuộc cấp...” -Ý Trung Tướng nói mỗi một Chuẩn Úy Trung đội Trưởng có trách nhiệm về tính mệnh của 36 người lính dưới quyền trong trung đội.

Hiện nay, mỗi xa đoàn tiếp vận có hàng trăm quân nhân quân vận lái xe, Quân Cảnh (QC) mở đường, tiếp liệu phẩm,đạn dược, nhiên liệu, hàng trăm tấn; người và của đáng giá biết bao nhiêu, thực ra là vô giá.

Cộng sản Bắc Việt và MTDTGPMN đã vi phạm Hiệp Định Paris, tấn công khắp 4 quân khu, gianh dân, lấn đất; tấn công , bao vây Tiểu Khu Phước Long. BCH3 TV và KQ không tiếp tế được. Tiểu Khu và các đơn vị trục thuộc địa phương không có tiếp liệu phẩm, đạn dược, nhiên liệu để sinh hoạt và chiến đấu, làm sao sống còn?

Tôi nhớ tới Trung Tá Đoàn Ngọc Khiết, Cựu Trưởng Phòng Kế Hoạch Huấn Luyện (Khóa Tư Phụ Thủ Đức) trong bữa ăn chiều tại Làng Cam Ranh, ông nói với tôi rằng : “ Mười người lính tiếp vân Mỹ lo cho một người lính tác chiến, còn mình - Quân Lực Nam Cộng Hòa - một người lính tiếp vận lo cho mười người lính tác chiến. Ông muốn nói ngành tiếp vận dù không phải ra trận mạc nhưng cũng vất vả không cùng. Bây giờ, tình thế quân bạn hiểm nguy, là lúc tôi phải chu toàn tinh thần trách nhiệm theo phương châm đã viết trên nón képi của sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức và của sĩ quan: Danh Dự -Tổ Quốc-Trách Nhiệm. Tôi không có một chọn lựa nào khác ngoài trách nhiệm yểm trợ cho đồng đội tôi đang trông chờ tiếp liệu.

Cân nhắc kỹ càng, dù biết đây là một vấn đề sinh tử, tôi thấy cần phải tổ chức xa đoàn tiếp vận, không thể để một tiểu khu thiếu đạn dược, quân nhu, nhiên liệu trong lúc dầu sôi, lửa bỏng được. Tôi trình Trung Tá An, Trưởng Phòng và thảo Công Điện trình Bộ TTM/TCTV rằng BCH5TV không trở ngại, sẽ tổ chức xa đoàn tiếp vận cho Tiểu Khu Phước Long.

Xa Đoàn được tổ chức như sau:

Liên Đoàn 5 Vận Tải cung cấp hương tiện và như thường lệ có một xe lô 7 (xe cứu nạn); Phòng Tiếp Liệu ra lệnh cho các đơn vị bảo toàn cấp phát nhu yếu phẩm, nhiên liệu; Liên Đoàn 55 Đạn Dược (Kho Đồng Bà Thìn) cung cấp đạn dược v.v... Tôi không biết ai sẽ chỉ huy đoàn xe; Đại Úy Trần Hồng Châu (bị bắt tại mặt trận Ban M ê Thuột, bị giam cầm trong rừng, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không phải đi tù cải tạo tập trung nên không đi Mỹ, sống cùng nội tướng của Anh tại chúng cư Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn) hay Đại Úy Nguyễn Văn Thạnh (đi tù, sang Mỹ định cư và qua đời tại Renton, Washington) cả hai là bạn tôi và cùng là Đại Đội Trưởng Đại Đội Vận Tải Trung Hạng, Liên Doàn 5 Vận Tải, Thuộc BCH Quân Vận 5.

Về phần BCH5TV, có một xe Jeep A2 của Trung đội Quân Cảnh, trên xe có trí một cây đại liên M. 60.

Ngày... Giờ G, xa đoàn lăn bánh; cũng chỉ là xa đoàn bình thường nhưng thực ra đây là một công tác nguy hiểm và đây cũng là lần đầu tiên BCH5TV tiếp tế cho một Đơn Vị ngoài lãnh thổ trách nhiệm.

Thông thường, mỗi khi xa đoàn lên đường, tôi lo ngại nhất là Q.L. 21 Nha Trang đi Ban Mê Thuột, đoàn xe phải đi qua Đèo Phụng Hoàng, một ngọn đèo rất nguy hiểm và rất khó xoay trở nếu bị địch phục kích, tấn công. Tuy nhiên, Các xa đoàn vẫn an toàn đi, về. Lần này thì khác hẳn, không chỉ là Đèo Phụng Hoàng mà còn là Quốc Lộ 14 từ Quảng Đức đến Tỉnh lỵ Phước Long. Tôi bồn chồn lo lắng, cầu mong cho đoàn xe đi đến nơi, về bình an, vô sự. Ngày như dài thêm ra, một tuần như dài thêm ra.

Cuối cùng, xa đoàn tiếp vận của BCH5TV đi trên Q.L. 14 vô được Phước Long thuộc vùng trách nhiệm của BCH3 TV, trở về cũng trên Q.L. 14 đến Cam Ranh bình an, vô sự. Tôi vui mừng như trút đi một gánh nặng. Một gánh nặng của trách nhiệm, bổn phận và lương tâm của người lính trong thời chinh chiến.
Một tuần lễ sau, ngày 6 tháng 1 năm 1975, Tỉnh, Tiểu Khu Phước Long bị thất thủ.

Bùi Quốc Hùng- Trích bút ký BCH5TV Và Tôi-28 December 2023

 

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
918148

Số độc giả đang đọc

We have 258 guests and no members online