• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Maoism: Chủ Nghĩa Marxist cho Á Châu và Thế Giới

Chủ đề của bài thuyết trình ngắn gọn này là chủ nghĩa Mao (Maoism) - trong khung cảnh chủ đề hội nghị của chúng ta, "Cộng sản đã chiếm Việt Nam như thế nào?". Tất nhiên, đây là một câu hỏi hay, mời gọi chúng ta đặt vài câu hỏi về cách nào mà một triết lý Thời Đại Kỹ Nghệ Âu Châu đã bén rễ trong nhiều xã hội nông nghiệp ở Á Châu, nhưng mời gọi chúng ta xem xét những câu hỏi lớn hơn, là liệu Chủ Nghĩa Cộng Sản, hoặc một số tiện nghi hậu-kỹ-nghệ có can dự vào một dự án sẽ chiếm toàn bộ thế giới ?

Vì vậy, trước tiên chúng ta nên hỏi:
1) Chủ Nghĩa Cộng Sản tới Châu Á ra sao?

Trả lời cho câu hỏi này sẽ cho chúng ta thấy cách nào Trung Quốc thực sự mở cửa cho chủ nghĩa cách mạng Marxism ở Á châu, từ đó cho những kẻ theo chủ nghĩa Marxist quốc tế đã sử dụng Trung Quốc như một căn cứ hoạt động cho cuộc cách mạng toàn cầu, bao gồm cả Đại Hàn, và dĩ nhiên có Việt Nam?

Vì vậy, câu hỏi nóng bỏng hôm nay — cho tất cả chúng ta, không chỉ đối với những ai quan tâm đến Việt Nam, là
2) Mối liên hệ giữa Chủ Nghĩa Cộng Sản và cái mà chúng ta gọi là chủ nghĩa toàn cầu “Nhà Nước Ngầm” là gì vậy?

Trước nhất, chúng ta cần biết rằng mặc dù Chủ Nghĩa Marx xuất phát từ châu Âu hồi thế kỷ 19, nhưng nó là một hệ tư tưởng cách mạng rất dễ thích ứng. Luận điểm căn bản của học thuyết Marx về lịch sử là rằng Lịch Sử là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa Kẻ Áp Bức và Người Bị Áp Bức.

Vào thời của Karl Marx, Những Kẻ Áp Bức (Oppressor) là giai cấp buôn bán, chuyên nghiệp, sở hữu tiền bạc của cải, gọi là Giai Cấp Tư Sản (Bourgeoisie). Những Người bị Áp Bức (the Oppressed) là giai cấp công nhân kỹ nghệ mới nổi lên, được gọi là Giai Cấp Vô Sản (Proletariat).

Marx đã hình dung một trận chiến cách mạng quyết liệt cuối cùng giữa hai giai cấp này, về cái mà ông ta gọi là “Phương Tiện Sản Xuất” (means of production), là thực sự đề cập tới cách thức tạo ra của cải kinh tế, và do đó bị kiểm soát bởi quyền lực chính trị.

Khi Lenin lên kế hoạch và tiến hành cuộc Cách Mạng Nga (với sự giúp đỡ của cộng đồng tài chánh tư bản Tây phương), chữ nghĩa bị sửa đổi cho cuộc đấu tranh cách mạng (revolutionary struggle), bởi vì nước Nga không có giai cấp tư sản mạnh mẽ, cũng chẳng có đông đảo giai cấp vô sản.

Theo chủ nghĩa Lênin, Những Kẻ Áp Bức là Giai Cấp Tư Sản tân tiến ở Âu Châu (và khối người tồn tại từ đế quốc Nga), và những Người bị Áp Bức là một Đảng Bolshevik ủng hộ một giai cấp vô sản không-hiện-hữu, chủ động cuộc cách mạng.
Quý vị thấy đấy, không cần biết là dù có hay không có điều kiện lịch sử cho cuộc cách mạng Marxist—điều quan trọng là có khát vọng cách mạng và khả năng đặt tên Những Kẻ Áp Bức và Nạn Nhân.

Về khát vọng cách mạng ở Trung Quốc, chúng ta biết là chính quyền nhà Thanh đã bị lật đổ vào năm 1911, nhưng bởi vì đó là kết quả của một cuộc binh biến, khi ấy chẳng có chính phủ hay đảng phái nào sẵn sàng thay thế thể chế đế quốc.
Giới trí thức ở Trung Quốc bị giằng co, không biết Trung Quốc nên theo hướng nào. Một số ít người rất mong muốn tiếp tục hệ thống Đế Quốc, và người ta tranh luận sôi nổi là liệu Trung Quốc có nên áp dụng mô thức Khai Sáng của Tây phương, kiểu chủ nghĩa tư bản dân chủ hay không.

Với sự bùng nổ của Thế Chiến Thứ Nhất, giới lãnh đạo Trung Hoa càng thêm nghi ngờ chủ nghĩa tự do cấp tiến phương Tây, lập luận rằng có vẻ như mọi thứ nó mang tới cho thế giới là sự bóc lột kinh tế, chủ nghĩa đế quốc, bất công, và chiến tranh.
Ngay cả Nhật Bản dù hoàn toàn Tây phương hóa, cũng thuộc nhóm những kẻ áp bức theo chủ nghĩa đế quốc, và trong thế chiến, Nhật đã có ý đồ phá bỏ chủ quyền của Trung Quốc với Hai-Mươi-Mốt Yêu Cầu danh tiếng. Càng tệ hơn, sau thế chiến, các cường quốc Tây phương đã trao cho Nhật Bản những lãnh thổ của Trung Quốc mà từng bị người Đức đô hộ, và từ chối thêm vào một Điều Khoản về Bình Đẳng Chủng Tộc trong hiệp ước hòa bình Versailles.

Theo đó, sau khi Trung Quốc miễn cưỡng ký Hiệp Ước Versailles, sinh viên Trung Hoa đã xuống đường biểu tình phản đối Hiệp Ước này — cuộc biểu tình này đánh dấu sự ra đời của một đảng cộng sản có tổ chức (organized) và hoạt động ở Trung Quốc.

Các giáo sư và nhà báo lãnh đạo đảng này tin rằng Chủ Nghĩa Cộng Sản có thể mang lại cho Trung Quốc một Đường Lối Thứ Ba, qua tình trạng khó xử của việc khôi phục đế quốc và chủ nghĩa tự do tân tiến.

Mao Trạch Đông, con trai một gia đình nông dân giàu có, gia nhập đảng khi còn là thiếu niên, và áp dụng công thức mới của cuộc cách mạng Marxist đã được Li Dazhao diễn giải trước đó, rằng theo chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, Kẻ Áp Bức là cộng đồng tự do quốc tế, từ các quốc gia tự do khai phóng, có nền kinh tế giàu mạnh và chính trị ổn định. Và bên Bị Áp Bức thì đơn giản chính là Trung Quốc —cụ thể là tầng lớp nông dân Trung Hoa.

Mao khác với những kẻ theo học thuyết Mác khi nó mới du nhập vào Trung Quốc, ở chỗ ông ta tin chắc là sức mạnh của chủ nghĩa cộng sản Trung Hoa có thể tìm thấy ở tập thể nông dân nông thôn, hơn là công nhân thành thị.

Mao nổi bật từ 1927 khi bắt đầu tổ chức các cộng đồng kiểu Soviet nơi miền trung Trung Quốc, trên lãnh thổ quê hương ông ta là Tỉnh Hồ Nam. Là nhà cách mạng không khoan nhượng, Mao đã hệ thống hóa, tái tổ chức chữ nghĩa theo Marxism, để thích ứng với hoàn cảnh của địa chủ nông thôn ở Trung Quốc.

Ông ta giữ lập trường kiên định về bản chất hiền lương của nông dân Trung Quốc — và bản chất hiểm ác của giới địa chủ. Mao nói "Cách Mạng không phải là một bữa Tiệc Tối, hay viết luận văn, vẽ tranh hay thêu thùa”; “nó không thể tuyệt mỹ, rất nhàn nhã và nhẹ nhàng, rất ôn hòa, tử tế, lịch sự, hạn chế và rộng lượng”. “Cách mạng là một cuộc nổi dậy, một hành động bạo lực, mà một giai cấp này lật đổ giai cấp kia”.

Sau Thế Chiến Hai, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục tổ chức nông dân ở nông thôn kháng chiến chống người Nhật, Mao nhận thấy có lợi thế khai thác sự thiếu tổ chức của phe chính phủ Trung Hoa Quốc Gia, mà ông ta đã chống họ trong cuộc nội chiến từ 1927.

Hoa Kỳ khi ấy đã rút quân đội ra khỏi Trung Quốc cùng ảnh hưởng ngoại giao, Liên Xô thì giúp Trung Cộng ở phía bắc, vì vậy Mao quyết định phát động chiến tranh công khai chống chính phủ, dần dà vượt qua quân đội Quốc Gia và cắt đứt tiếp liệu của họ.

Chính phủ Quốc Gia bị lưu vong ở Trung Quốc, và Mao tuyên bố khánh thành nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc vào Tháng 10 năm 1949. Sau khi nắm quyền kiểm soát độc tài ở Trung Quốc qua chức vụ Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao cho thấy ông ta là một nhà cách mạng hiệu quả hơn nhiều, so với vai trò một chuyên gia điều hành ổn định.

Toàn bộ sự nghiệp Chủ tịch Đảng của ông ta khởi sự từ những cuộc cách mạng nhỏ, trong lúc ông ta gây sợ hãi và nghi ngờ giữa người dân Trung Hoa, và liên tục đưa ra các kế hoạch hoảng loạn, vĩ đại:
Xã Hội Mới (1949-1952)
Chiến Tranh Đại Hàn (1950-54)
Chiến Dịch Trăm Hoa Đua Nở (1956-57)
Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại (1958-62)
Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản (1966-76)
Gần cuối đời (và không còn nghi ngờ gì nữa, là do bởi những thất bại thảm khốc của Cách Mạng Văn Hóa), Mao đồng ý gặp gỡ ngoại giao với Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại một hội nghị thượng đỉnh, trung gian bởi ngoại trưởng Henry Kissinger và thủ tướng Chu Ân Lai ở vị trí số hai trong Đảng.

Vào thời điểm đó, có vẻ như đấy là một bước đột phá ngoại giao tay-đôi đáng chú ý — nhưng với nhận thức muộn màng gần 50 năm (và Kissinger vẫn sống khỏe), có vẻ như từ đó Trung Quốc bắt đầu gia nhập vào nhóm Thượng Lưu Toàn Cầu.

Có thể các sử gia sẽ tốn hết thế kỷ này để làm sáng tỏ các phương thức nào tạo ra một xã hội hoàn toàn bất tài, tham nhũng, khủng khiếp, và tàn bạo không hiểu nổi, mà lại vươn lên ở tầng lớp cao trong các cường quốc thế giới, lại còn trở thành mô hình mẫu mực cho sự phát triển và quản trị tinh vi trong thế kỷ 21.

Chúng ta chỉ có thể hy vọng là các sử gia thực sự được phép làm điều đó. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục theo quỹ đạo hiện nay, thì các sử gia sẽ tự do thảo luận về lịch sử cận đại thực sự của Trung Quốc, giữa lúc các khoa học gia và các bác sĩ đang nêu thắc mắc về hiệu quả của Vắc-xin Covid.
Tôi sẽ mạo muội nói rằng Trung Quốc khoái chí được giới thượng lưu toàn cầu bảo trợ từ mấy thập niên nay và đã có mối quan hệ thoả mãn với họ —trong tầm nhìn tân tiến hóa vĩ đại của người kế nhiệm Mao Trạch Đông là Đặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình, chủ tịch nước đương nhiệm của Trung Quốc, người nắm giữ nhiều quyền hành mà cả Mao Trạch Đông chưa hề mơ ước, đã bày tỏ rõ ý định làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia thống trị thế giới ở thế kỷ 21.

Không cần nói ra khát vọng đạt mục tiêu này, ông ta đang có sự ủng hộ hoàn toàn và hợp tác nhiệt tình của giới truyền thông toàn cầu, lãnh vực tài chính, ngành giải trí và thể thao, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, cộng đồng học giả quốc tế, Liên Hiệp Quốc —Nói ngắn gọn là tất cả những thực thể mà người ta thường gọi là “Thế Lực Ngầm”.

Rất có thể Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới trong những năm tới. Điều này khiến chúng ta có thể xem xét một số câu hỏi và thảo luận trong phần Hỏi Đáp lát nữa.Tôi cũng muốn dành nhiều thời giờ cho quý vị tham luận viên:

1. Có phải chúng ta đã tiến tới cuối thời đại tân tiến Khai Sáng ?
2. Có phải đây đích thực là Bình Minh của Thế Kỷ Trung Quốc?
   Hay là. . .
3. Có phải Trung Quốc là con chốt kế tiếp trong một bàn cờ
   lớn hơn về sự hiệp nhất toàn cầu?

Người Việt Nam trong cộng đồng này dễ dàng hình dung ra một tương lai hứa hẹn bị áp bức, bị chiếm đoạt tài sản và hủy diệt văn hóa. đối với người Mỹ, là khối dân từng trải qua 250 năm tiến bộ vững chắc, cái ý tưởng về sự hủy hoại toàn bộ lối sống của chúng ta có vẻ là điều khó nghĩ tới. Càng khó tưởng tượng, về phương diện cá nhân, thực tế là chúng ta có vẻ đón nhận nó (Tàu) nhiệt tình như vậy.

Vì vậy, để trả lời câu hỏi “Chủ Nghĩa Cộng Sản đã tiến chiếm Việt Nam như thế nào?”, chúng ta phải nhớ là Chủ Nghĩa Cộng Sản (Marxism) không chỉ đơn thuần là một từ ngữ cho cuộc cách mạng, là một chiến lược để tạo ra giai cấp “những kẻ áp bức” cứng nhắc khó đổi và “những nạn nhân” đức hạnh của lịch sử.

Người ta lập luận rằng nó (chủ nghĩa cộng sản) luôn là một công cụ của giới thượng lưu toàn cầu, và với các hoạt động có vẻ như được thiết kế để làm sụp đổ toàn bộ các cấu trúc thế giới, và đặt tài sản của trái đất này vào tay một ủy ban nhỏ của bọn lão luyện quốc tế. Các dân tộc tự do trên thế giới đang tiếp tục chiến đấu với một kẻ thù bí hiểm, trong một thời gian rất dài.

 

 

Professor Vũ Quý Kỳ, Prof. Eric Cunningham, Journalist William Jasper (www.thenewamerican.com)

 

----




PANELIST 1

Professor Eric Cunningham
Gonzaga University, History Department, Spokane, WA

Maoism: Marxism for Asia and the World

Good Afternoon,

The topic of this brief presentation is Maoism—in the context of our conference theme, “How did the Communists Take Over Vietnam?” . It’s a good question of course, not only because it invites us to ask a few questions about how a manifestly European Industrial Age philosophy took root in several agricultural societies in Asia, but also because it invites us to consider much larger questions about the whether or not Communism, or some post-industrial adaptation of it is presently involved with a project to take over the entire world. So first we should ask:


1) How did Communism come to Asia?

The answers to this will show us how China really opened the door for revolutionary Marxism in Asia, which in turn gave permission for Marxist-oriented internationalists to use China as a base of global revolutionary activity, which includes Korea, and of course, Vietnam? So the burning question of the day—for all of us, not merely those with an interest in Vietnam, is

2) What is the relationship between Communism and what we call “Deep State” globalism?


First we need to know that despite its 19th century European origins, Marxism is a very adaptable revolutionary ideology. The basic argument of the Marxist theory of history is that History is a class struggle between the Oppressor and the Oppressed. In Karl Marx’s own day, the Oppressors were the merchant, professional, capital owning class called the Bourgeoisie. The Oppressed were the emerging industrial working class called the Proletariat.

Marx envisioned a final, decisive revolutionary battle between these two classes over what he called the “Means of Production,” which really refers to the way economic wealth is created, and political power is thereby controlled. When Lenin planned and executed the Russian Revolution (with help from the western bourgeois financial community), the terms of the revolutionary struggle had to be modified, because Russia had neither a powerful bourgeoisie, nor a particularly large proletariat.

So according to Leninism, The Oppressor was modern Bourgeois Europe (and the old remnants of the Russian empire) and the Oppressed was a Bolshevik Party standing in for a non-existent proletariat as the agent of revolution. You see, it didn’t matter that the historical conditions for a Marxist revolution were not present—what matters is thedesire for revolution, and the ability to name Oppressors and Victims.



As regards the desire for revolution in China, we know that the Qing Dynasty was toppled in 1911, but because it was the result of an army mutiny, there was no government or party ready to replace the imperial institution. Intellectuals in China were torn as to which direction China should take. Few were eager to continue the Imperial system, and whether or not China should adopt the western Enlightenment model of democratic capitalism was hotly debated.

With the outbreak of the First World War, Chinese leaders became even more suspicious of the western liberalism, arguing that all it seemed to offer the world was economic exploitation, imperialism, injustice, and war.

Even Japan, fully westernized, had joined the club of imperialist oppressors and had, during the war, attempted to destroy Chinese sovereignty with the infamous Twenty-One Demands. Even worse, after the war, the western powers gave Japan Chinese territories that had been colonized by the Germans, and refused to add a Racial Equality Clause to the Versailles peace treaty.

Accordingly, after China reluctantly signed the Treaty of Versailles, student protesters took to the streets to demonstrate against the Treaty—this protest marks the birth of an organized and activist communist party in China.The professors and journalists who made up the leadership of the party believed that Communism might offer China a Third Way through the dilemma of imperial restoration and modern liberalism.



Mao Zedong, the son of a wealthy peasant family, joined the party as a teenager, and adopted the new formula of Marxist revolution that had been articulated earlier by Li Dazhao, namely that the Oppressor in Chinese communism would be the international community of liberal, economically rich and politically stable nations, and that the Oppressed is simply China itself—specifically the Chinese peasantry.

Mao differed from the early academic Marxists in China in his conviction that the strength of Chinese communism could be found among rural peasants rather than urban workers.

Mao came into his own in 1927 when he began to organize soviet-style communities in his Central China home territory of Hunan Province. An uncompromising revolutionary, Mao systematically re-worked the terms of Marxism to adapt to situation of rural landlords in China. He steadfastly held to his belief in the intrinsic virtue of the Chinese peasant—and the intrinsic evil of the property owners.



“Revolution” Mao said, “is not a Dinner Party, or writing an essay, or painting a picture or doing embroidery; it cannot be so refined, so leisurely and gentle, so temperate, kind, courteous, restrained and magnanimous. A revolution is an insurrection, an act of violence by which one class overthrows another”.



After the Second World War, in which the Chinese Communist Party continued to organize the rural peasants in resistance to the Japanese, Mao found himself in a position to exploit the disorganization of the Chinese Nationalist government, against whom he had been fighting a civil war since 1927.

The United States had withdrawn its forces and diplomatic influence from China, and the Soviet Union was helping the CCP in the north, so Mao decided to launch open warfare against the government, eventually outmaneuvering Nationalist armies and cutting off their supplies. The Nationalist government went into exile in China, and Mao proclaimed the inauguration of the People’s Republic of China in October of 1949.



After assuming dictatorial control of China through his office as Chairman of the Chinese Communist Party, Mao showed that he was much more effective as a revolutionary than as a stable administrator. His entire career as Chairman was spent starting one mini-revolution after another, as he cultivated fear and suspicion among the Chinese people and repeatedly enacted doomed, grandiose plans:

New Society (1949-1952)
Korean War (1950-54)
Hundred Flowers Campaign (1956-57)
Great Leap Forward (1958-62)
Great Proletarian Cultural Revolution (1966-76)



Near the end of his life (and no doubt in response to the catastrophic failures of the Cultural Revolution), Mao agreed to a diplomatic meeting with US President Richard Nixon at a summit brokered by Secretary of State Henry Kissinger and Mao’s second-in-command, Premier Zhou Enlai. At the time this seemed like a remarkable bi-lateral diplomatic breakthrough—but with nearly fifty years of hindsight (and Kissinger still alive and well) it seems to have been China’s initiation into the club of Global Elite.

Historians may take the rest of this century unraveling the means by which a thoroughly incompetent, fantastically corrupt, and incomprehensibly brutal society not only moved into the top tier of world powers, but became the exemplary model for development and statecraft in the 21st century.

We can only hope that historians are actually allowed to do that, but if China continues on its present trajectory, historians will be about as free to discuss China’s real contemporary history as scientists and doctors are now to question the efficacy of the Covid Vaccine.



I would venture to say that China has been enjoying the sponsorship of the global elites for many decades now and has entered into a mutually satisfying relationship—under the grand modernizing visions of Mao’s successor Deng Xiaoping—with them.


Xi Jinpeng, the current president of China, who wields more executive authority than even Mao Zedong ever dreamed of, has clearly expressed his intention to make China the world’s dominant state of the 21st century.

It goes without saying that in aspiring for this goal, he has had the full support and enthusiastic cooperation of the global media, finance sector, entertainment and sports industries, the World Health Organization, the World Economic Forum, international academic community, the United Nations—in short—all those entities that some commonly refer to as the “Deep State.”

The high likelihood of China’s hegemony over the world in coming years invites us to consider a number of other questions—and perhaps we can discuss these in the Q and A later, but I want to leave plenty of time for my co-panelists:

1. Have we finally come to the end of the modern age of Enlightenment?
2. Is this in fact the Dawn of a Chinese Century? Or . . .
3. Is China the next pawn in a larger chess game of global consolidation?

It is not difficult for members of the Vietnamese community to envision a future that holds only the promise of oppression, dispossession, and the destruction of culture—for Americans, who have enjoyed two-hundred and fifty years (of steady progress, the idea of the utter destruction of our way of life seems unthinkable. Even more unthinkable, personally, is the fact that we seem to be embracing it with such enthusiasm.



So, to answer the question “How did Communism Take Over Vietnam,” we have to remember that Communism (Marxism) is little more than a vocabulary for revolution and a strategy for creating classes of irredeemable “oppressors” and virtuous “victims” of history.

It has arguably always been a tool of globalist elites, and its operations seem designed to collapse all world systems and place the assets of a planet into the hands of a small committee of international masters. The free peoples of the world have been fighting an unseen enemy for a very long time.
END

Speech by Professor Eric Cunningham, Panelist 1

Eric Cunningham is a Professor of History at Gonzaga University. A specialist in modern Japanese intellectual history, he received an MA in modern Japanese literature from the University of Oregon in 1999, and a PhD in History from the same institution in 2004. Professor Cunningham’s research interests include Japanese intellectual history, Zen Buddhism, Anthroposophy, religion, psychedelia, and postmodernism. He is the author of “Hallucinating the End of History: Nishida, Zen, and the Psychedelic Eschaton”, (2007), and "Zen Past and Present" (2011). Professor Eric Cunningham lectures and writes on a wide range of topics, including Japanese history, film, Anthroposophy, and spirituality in the age of digital information.

Vietnam Forum and Book Launch, October 24, 2021
Spokane, Washington State, USA

Số trang đã đọc

Articles View Hits
917796

Số độc giả đang đọc

We have 59 guests and no members online