• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Sydney: Lễ Giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Mặc dù phải đương đầu với nhiều trở ngại và khó khăn, nhưng Ban Chấp Hành Cộng Tự Do NSW đã cố gắng vượt qua mọi thử thách và đã ngạo nghễ tổ chức buổi Lễ Giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW rất long trọng và thành công với sự tham dự đông đảo của quý đồng hương.

Ban Tổ Chức lược sơ tiểu sử của tổng thống và các vị đại diện lên phát biểu ca ngợi tinh thần yêu nước bảo vệ dân, cương quyết đấu tranh chống cộng sản của Tổng thống, ông đã thi hành nhiều chính sách thiết thực và hiệu nghiệm như tiến hành chính sách Di cư hàng triệu người dân ở Bắc vào Nam để tránh chế độ Cộng Sản, chính sách Người Cày Có Ruộng để cung cấp đất đai cho nông dân cày cấy, chính sách Ấp Chiến Lược để ngăn chặn bước tiến của Việt Cộng,... Trớ trêu thay, ông đã bị nhóm tướng lãnh vô tài bất tướng đã lật đổ và hạ sát ông cùng bào đệ. Ông Đặng Chí Bình đã viết trong cuốn sách Thép Đen: Việc hạ bệ ông Ngô Đình Diệm đã dẫn đến thảm trạng mất nước ngày 30 tháng Tư. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã hy sinh cho đất nước cho dân tộc mà cho đến nay, gần 60 năm sau, mà còn số người trong chúng ta vẫn còn mạ lỵ ông, thử hỏi họ là ai?

Ông Phạm Văn Thông - Trưởng Ban của Liên Minh Dân Quân Cán Chính VNCH/NSW đã được thành lập và ra mắt trong ngày giỗ với mục đích của Liên Minh là để bảo vệ chính nghĩa và đoàn kết lại để bảo vệ những thành quả tốt của Ban Chấp Hành Cộng Đồng đương nhiệm đã được bầu lên một cách dân chủ mà họ đang phục vụ Cộng Đồng chúng ta hiện nay, ông phát biểu: Những kẻ lật đổ chính quyền là những kẻ bất tài như Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, họ đã coi thường dân chủ và ông cũng nhắc đến vụ đảo chánh của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu vào tháng Ba năm nay. (Xin nghe video clip phần dưới)

Sau phần phát biểu của các vị đại diện là phần dâng hương, mọi người có cơ hội thắp nén hương cho vị Cố Tổng thống đã nằm xuống, đã hy sinh cho đất nước, cho dân tộc.

Cuối chương trình là phần văn nghệ và mọi người được hưởng lộc do gia đình bác Liên khoản đải.

Sydney, ngày 30 tháng 10 năm 2022

 



























































































 

 

 

/

 

 

 

 

 


--

 

Phát biểu của Kate Hoàng

Kính thưa quý hội đoàn, đoàn thể và quý đồng hương.

Hôm nay Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại NSW vinh dự được tổ chức buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ tư. Đây là lần thứ tư sau 47 năm người Việt định cư tại Úc châu. Nếu như chúng ta nhớ lại năm 2018, cũng tại nơi đây, chúng tôi đã tổ chức một buổi họp hỏi ý kiến của quý đồng hương. Ngày hôm ấy có nhiều sự chống đối, chỉ trích, nhưng đa phần thì tiếng nói của quý vị vẫn là ủng hộ cho buổi tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Quá trình để có được một buổi lễ tưởng niệm như ngày hôm nay thật không dễ dàng. Bản thân ông Paul Huy Nguyễn cũng đã hứng chịu nhiều lời răn đe, thách thức, kể cả việc có kẻ đột nhập và văn phòng làm việc của ông tại Bankstown để đập phá hủy hoại. Nhưng, chúng tôi vẫn quyết tâm làm vì chúng tôi tự hào là con dân VNCH. Ngày hôm nay, chúng ta có mặt đông đủ tại đây vì chúng ta cùng đồng lòng và tự hào là con dân VNCH.

Nếu quay về bốn năm trước, thì tình yêu và quý mến này có ít hơn hay không? Hay tình yêu dành cho thể chế VNCH và dành cho Tổng thống Diệm mãi mãi trường tồn trong lòng chúng ta? Nếu đúng, thì tại sao trong 43 năm trước đây cộng đồng chúng ta không có buổi lễ tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm? Kate Hoàng xin giành câu trả lời lại cho quý vị cựu chủ tịch CĐNVTD NSW, những vị đã có công lèo lái cộng đồng trong hơn 40 năm qua. Kate Hoàng không có câu trả lời.

Chúng ta không sợ sệt, không thờ ơ. Chúng ta cùng chọn hình ảnh lá cờ vàng trên Logo Cộng đồng tại tất cả các tiểu bang trên toàn Úc Châu. Điều này chứng tỏ chúng ta cùng đồng lòng muốn vinh danh thể chế VNCH, thế thì tại sao chúng ta không có can đảm ghi trên bàn thờ ba chữ "Ngô Đình Diệm". Tại sao chúng ta lại phải dùng những danh từ khác để gọi ngày lễ giỗ của ông. Tại sao chúng ta không dám tổ chức ngày giỗ của ông.

Tại Việt Nam, tên của Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn chưa được ghi lên mộ phần. Không lẻ chúng ta vượt biển đến Úc định cư, nhưng đến ngày hôm nay chúng ta vẫn không dám gọi tên Tổng thống Ngô Đình Diệm hay sao? Không lẻ là con dân của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng chúng ta vẫn không dám tôn vinh người đã sáng lập ra thể chế VNCH hay sao?

Chúng ta giả sử, nếu ông Paul Huy Nguyễn đã vì bản thân mình mà trốn tránh không muốn đối đầu với sự chỉ trích, đánh phá, ngoan ngoãn nghe lời, đừng tạc tượng, đừng làm lễ giỗ Tổng thống Ngô Đình Diệm, thì chúng ta có thể thấy được hình ảnh của Tổng thống tại đâu? Có phải tại những trang sách khi cần thì mở ra xem, hay trên mạng xã hội nơi chẳng biết đâu là thông tin thật hay thông tin sai lạc. Hay may mắn hơn, chúng ta có thể tham gia vào chương trình Lễ giỗ của tống thống Diệm tại các nhà thờ một năm một lần.

Con dân VNCH bao gồm tất cả các tôn giáo, chúng ta cần có chương trình nơi mà mọi người đều có thể tôn vình ngài. Đó chính là ngôi nhà chung của Cộng Đồng. Bất cứ khi nào, quý vị đến tham dự bất những sinh hoạt cộng đồng tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng nầy thì quý vị có cơ hội để thắp cho ngài một nén hương, tặng ngài một đóa hoa để tri ân người mà tổ quốc đã ghi ơn.

Vào năm 1963, những biết cố đã xảy ra cho thể chế VNCH. Tính đến nay 2022 đã được 59 năm, có thể nói là đã ba thế hệ trôi qua, mỗi thế hệ 20 năm. Nếu quý vị nhìn quanh mình, quý vị sẽ thấy được bao nhiêu người sinh ra vào thập niên 60 để chứng kiến tận mặt chuyện gì đã xảy ra. Bao nhiêu người đã sinh ra vào thập niên 80 để hiểu được nỗi nhọc nhằng thập tử nhất sinh trong các chuyến tàu vượt biên. Bao nhiêu người đã sinh ra vào thập niên 2000 còn đọc được tiếng Việt để hiểu, tiếp nối và duy trì thể chế VNCH trong tương lai. Những nhân chứng của lịch sử sẽ ngày một ít đi, những thông tin thất thiệt rồi sẽ tràn lan. Làm sao thế hệ trẻ hiểu được và phân biệt được đâu là đúng đâu là sai khi cha anh không còn nữa.

Kate Hoàng mong rằng quý cô chú bác, những người đã trải qua, đã từng tham gia, và là nhân chứng lịch sử của thể chế VNCH hãy giúp giới trẻ hiểu thêm được lịch sử cận đại của chúng ta. Bản thân Paul Huy Nguyễn, Kate Hoang, hay toàn thể Ban Chấp Hành không thể nào duy trì và bảo tồn truyền thống VNCH nếu không có sự giúp đỡ của quý vị. Chúng tôi chắc chắn và luôn luôn sẽ dùng hết khả năng để vinh danh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì ngài là người đã sáng lập ra thể chế VNCH để ngày hôm nay chúng ta có thể tự hào là con dân của VNCH và tiếp tục dương cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Chúng ta mạnh mẽ, thẳng thắn vinh danh Tổng thống Ngô Đình Diệm với tên của ngài chứ không giấu diếm dưới một cụm từ hoa mỹ nào, hoặc tổ chức ngày giỗ của ngài dưới hình thức tưởng niệm "Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa". Đơn giản vì chúng ta đang ở một đất nước dân chủ, chúng ta có quyền tự do, và chúng ta có quyền vinh danh người có công cho tổ quốc.

 

 

 

 

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
912363

Số độc giả đang đọc

We have 47 guests and no members online